151 người đang online
°

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước với mục tiêu hình thành kho bạc số vào năm 2030

Đăng ngày 18 - 05 - 2022
Lượt xem: 768
100%

Ngày 13-4-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 455/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030.

 

Theo đó, Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số; cơ bản toàn bộ các giao dịch thu, chi NSNN (NSNN) qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử; liên thông dữ liệu số của các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN; chia sẻ thông tin, dữ liệu thu, chi NSNN theo thời gian thực; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát theo rủi ro. Trước năm 2025, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các điều kiện về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để đến năm 2030, cơ bản hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc 2 cấp và giảm được ít nhất 15% biên chế so với năm 2020. Sau năm 2025, tập trung nghiên cứu, phát triển các dịch vụ theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước; đến năm 2030, hoàn thành xây dựng kho bạc số.

Để đạt được mục tiêu, Chiến lược đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, thể hiện quan điểm kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới và tiếp thu, tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của khu vực và thế giới, dựa trên phương thức quản trị hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính quốc gia, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ hướng đến phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Lấy hiện đại hóa công nghệ thông tin là khâu đột phá; cải cách cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng; gắn hiện đại hóa các chức năng với đổi mới mô hình tổ chức của KBNN để tạo động lực phát triển KBNN đồng bộ, toàn diện.

Giao dịch viên Kho bạc Nhà nước Thuận Bắc tác nghiệp trên chương trình
Quản lý kiểm soát chi đầu tư công Kho bạc Nhà nước.

Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, Chiến lược cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, xây dựng và triển khai kiến trúc công nghệ thông tin của KBNN phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử; trong đó, Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số đóng vai trò là hệ thống lõi, có sự kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống khác có liên quan.

Thứ hai, số hóa các nghiệp vụ KBNN và cung cấp dữ liệu mở về tài chính - NSNN thông qua việc nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc và các hệ thống liên quan thành Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số dựa trên công nghệ hiện đại, cho phép cung cấp các dịch vụ số, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và có khả năng truy cập, khai thác thông tin rộng rãi.

Thứ ba, ứng dụng hiệu quả các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động (Mobility), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain),... trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ kho bạc số để tối ưu hóa các quy trình quản lý, quản trị và cung cấp dịch vụ của KBNN.

Bên cạnh đó, Chiến lược đề ra nhiều nhiệm vụ nhằm cải cách, hiện đại hóa chức năng quản lý quỹ NSNN trên các lĩnh vực: Tập trung nguồn thu NSNN thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, liên thông dữ liệu số về các khoản thu NSNN giữa KBNN và cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trên cơ sở thống nhất cấu trúc thông tin trao đổi theo mã định danh đối với từng khoản thu, xây dựng cơ sở dữ liệu, dịch vụ số về thu NSNN, mở rộng sự tham gia của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán... Chi NSNN thông qua việc đổi mới cơ chế quản lý thông tin cam kết chi phục vụ cho việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn, hằng năm theo thông lệ quốc tế, thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, liên thông dữ liệu số, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch. Đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN theo hướng “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương, đi đôi với việc kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra... Đa dạng các phương thức thanh toán điện tử trong chi trả NSNN cho các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là các phương thức áp dụng đối với các đối tượng thụ hưởng ở vùng sâu, vùng xa hoặc không có tài khoản ngân hàng./.

Tin liên quan

Phòng Kế toán nhà nước, KBNN Ninh Thuận sinh hoạt chuyên môn tháng 3 năm 2024(29/03/2024 3:23 CH)

Khối Thi đua các cơ quan Trung ương tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2024(21/03/2024 8:30 SA)

Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2024 của Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận(21/03/2024 8:27 SA)

Đoàn công tác Kho bạc Nhà nước làm việc với Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận(18/03/2024 8:15 SA)

Phòng Kế toán Nhà nước, KBNN Ninh Thuận tác động “Tuần lễ Áo dài 2024”(13/03/2024 2:34 CH)

Tin mới nhất

Phòng Kế toán nhà nước, KBNN Ninh Thuận sinh hoạt chuyên môn tháng 3 năm 2024(29/03/2024 3:23 CH)

Khối Thi đua các cơ quan Trung ương tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2024(21/03/2024 8:30 SA)

Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2024 của Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận(21/03/2024 8:27 SA)

Đoàn công tác Kho bạc Nhà nước làm việc với Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận(18/03/2024 8:15 SA)

Phòng Kế toán Nhà nước, KBNN Ninh Thuận tác động “Tuần lễ Áo dài 2024”(13/03/2024 2:34 CH)